Tình hình cổ phần hóa ngành nước: Kết quả nghiên cứu và khuyến nghị

Ngày 29/11/2017, tại Hà Nội, với sự hỗ trợ phối hợp của Chương trình Quản lý nước thải và chất thải rắn GIZ- WMP, Dự án hợp tác Hiệp hội Đức – Việt DEVIWAS, Viện Công nghệ và Công nghiệp môi trường Hàn Quốc KEITI, Hội Cấp thoát nước Việt Nam đã tổ chức hội thảo về Tình hình cổ phần hóa ngành nước – Kết quả nghiên cứu và khuyến nghị. 

Ông Cao Lại Quang – CHủ tịch Hội Cấp thoát nước Việt Nam phát biểu khai mạc và chủ trì Hội thảo

Tham dự hội thảo có gần 120 đại biểu là các nhà quản lý, hoạch định chính sách, các nhà khoa học đến từ Văn phòng Chính phủ, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch đầu tư, Ngân hàng Thế giới, Bộ Nông nghiệp và PTNT, lãnh đạo Hội Cấp thoát nước Việt Nam, các tổ chức hợp tác quốc tế: WHO, Đại sứ quán Phần Lan, JCA, Keiti, Deviwas, GIZ cùng đại diện lãnh đạo của các công ty Cấp thoát nước trên toàn quốc.

 

Ông Nguyễn Đắc Hoàn – Quản lý dự án DEVIWAS và ông  Jung Gun Young –  Giám đốc Viện Công nghệ & Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc phát biểu tại hội thảo

Đại biểu tham dự đã được nghe báo cáo chính tại hội thảo về tình hình cổ phần hóa ngành nước Việt Nam, kết quả nghiên cứu và những khuyến nghị của nhóm nghiên cứu do Ths. Nguyễn Tiến Thỏa – Phó Chủ tịch, tổng Thư ký Hội thẩm định giá Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính làm chủ nhiệm đề tài nghiên cứu; các tham luận của Công ty Cấp thoát nước & Môi trường Bình Dương, Cấp nước Thái Bình, Thoát nước và xử lý nước thải Bắc Ninh.

Ths. Nguyễn Tiến Thỏa – Phó Chủ tịch, tổng Thư ký Hội thẩm định giá Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính báo cáo nghiên cứu

Tính đến tháng 9/2017, cả nước có 111 doanh nghiệp cấp nước đô thị, các công ty đã tiến hành CPH từ năm 2005, đến nay chỉ còn 10 công ty chưa tiến hành CPH (chiếm 9%) trong đó có 2 công ty cấp nước lớn là Hà Nội và TP. HCM. Các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thoát nước và xử lý nước thải đô thị tiến hành cổ phần hóa muốn hơn, và có nhiều khó khăn hơn so với cấp nước, nên sức hấp hẫn trong CPH thấp. Tuy vậy, đến nay trong 71 doanh nghiệp thoát nước, có 29 doanh nghiệp hoạt động theo hình thức công ty TNHH MTV với 100% vốn thuộc sở hữu Nhà nước, 39 doanh nghiệp đã CPH và Nhà nước giữ 50% cổ phần; 3 doanh nghiệp được đầu tư theo hình thức BOT, BOO.

 

Ông Nguyễn Văn Bút – Chủ tịch Công ty Cấp nước Phú Thọ và ông Nguyễn Văn Thiền – Chủ tịch Công ty Nước – Môi trường Bình Dương trình bày tham luận 

Từ các báo cáo và tham luận có thể thấy: CPH doanh nghiệp ngành nước là một chủ trương đúng đắn, phù hợp với đòi hỏi khách quan của nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Do đó đã tạo ra động lực cho sản xuất – kinh doanh, đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp, tăng cường quản trị theo phương thức hiện đạo, tạo ra sự chủ động trong hoạt động của doanh nghiệp, mang lại hiệu quả kinh tế đích thực cho các chủ thể kinh tế tham gia vào lĩnh vực cấp thoát nước.

Tình hình bán cổ phần của các doanh nghiệp cơ bản diễn ra thuận lợi, sản xuất kinh doanh sau CPH có những chuyển biến tích cực: sản lượng nước thương phầm bình quân, số đấu nối, độ bao phủ đều tăng lên so với trước, tỷ lệ thất thoát nước giảm, số giờ cung cấp nước trong ngày luôn đạt 23,6/24 giờ, số nhân viên tính trên 1000 đấu nối bình quan giảm mạnh. Đối với doanh nghiệp thoát nước, nhờ được đầu tư đổi mới nên nhiều chỉ tiêu tăng mạnh.

Bên cạnh những thành công và thuận lợi, việc CPH ngành nước còn gặp những vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện. Đó là về Quy định tiêu chí lựa chọn nhà thầu chiến lược, quy định giá bán cổ phần cho  nhà đầu tư chiến lược, phương pháp bán cổ phần lần đầu, tỷ lệ cổ phần do nhà nước nắm giữ, việc định giá lại giá trị tài sản hiện có, mức chi phí CPH, việc xác định giá trị doanh nghiệp còn nhiều bất cập, giá dịch vụ nước sạch, giá dịch vụ thoát nước ở nhiều doanh nghiệp chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo nguyên tắc tính đúng, tính đủ, …

 

Các đại biểu trao đổi, thảo luận 

Các đại biểu tham dự hội thảo đã đưa ra nhiều ý kiến, kiến nghị để tìm cách tháo gỡ những bất cập trên bằng việc hoàn thện các văn bản chính sách pháp luật, các hướng dẫn thực hiện, phương pháp xác định cụ thể để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho lĩnh vực cấp thoát nước phát triển, đồng thời đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động, đặc biệt nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.Tuy lộ trình thoái vốn Nhà nước đối với các doanh nghệp cấp thoát nước từ nay đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ quy định, nhưng trong điều kiện các chế tài đối với sản xuất, cung ưng và tiêu thụ nước sạch chưa đầy đủ, cần tham khảo thêm kinh nghiệm của các nước để cân nhắc thêm lộ trình cho phù hợp, tránh tình trạng Nhà nước đã thoái vốn 100%, những khoảng 5-10 năm sau lại phải tiến hành “mua lại” vì lý do an toàn cấp nước như đã diễn ra ở một số quốc gia trên thế giới.

Toàn cảnh Hội thảo

Xin đăng toàn bộ Báo cáo chính và Tham luận tại Hội thảo để độc giả có cái nhìn toàn diện hơn.

Tin Liên Quan