6 lý do tại sao nước sạch cần cho mọi người?

– Đây là một phần trong hàng loạt mục tiêu của mục tiêu phát triển bền vững Toàn cầu họp tại Trung tâm Stockholm. Tác giả của mục tiêu này tập trung vào mục tiêu thứ 6 – Đảm bảo duy trì và quản lý bền vững nguồn tài nguyên nước và vệ sinh môi trường cho nhân loại. chuyên viên xuất nhập khẩu

Mục tiêu thứ 6 của phát triển thiên niên kỉ nhắc đến một cách rõ ràng về các vấn đề liên quan đến nước và vệ sinh môi trường. Nhưng có những vấn đề chính liên quan đến nước này vẫn còn vô hình. Nước tồn tại trong tự nhiên dưới dạng nằm sâu dưới lòng đất, chảy thành sông hay dạng hơi trong không khí. Nước có thể bị ô nhiễm bởi các chất hóa học vô hình và nước có thể bị thay đổi lượng và chất lượng có thể gây ra những ảnh hưởng đến một vùng nhất định hoặc lan chuyển đến các vùng khác. Ở một số nơi, nước còn có thể có tất cả các hiện tượng trên.

Để đạt được Mục tiêu thiên niên kỉ 6 (SDG6) sẽ đòi hỏi việc cân bằng giữa nước xanh da trời (bluewater) và nước màu xanh lá cây (green water). Nước xanh da trời là nước tự nhiên chảy trong các mạch nước ngầm, sông, suối và mất hàng ngàn năm để bổ sung. Nước màu xanh lá cây là nước mưa rơi trên mặt đất và ngấm trong đất. Ở nhiều nơi, nước màu xanh lá cây là một nguồn cung cấp nước lớn nhưng không được quản lý và sử dụng hiệu quả.

Dưới đây là tổng hợp 6 lý do tại sao nước sạch cần cho mọi người?https://tanamy.com.vn/danh-muc/san-pham/may-loc-nuoc-ro-dan-dung-cong-so/may-loc-nuoc-r-o-tam/
https://tanamy.com.vn/danh-muc/san-pham/he-thong-xu-ly-nuoc/
Một là, nếu nước ngầm là một tài khoản ngân hàng, thì nông dân tại nhiều nơi đang rút tiền ngân hàng mà không biết cân đối tài chính và không biết khi nào thì hết tiền trong ngân hàng (?) tức là  không biết khi nào thì hết nước. Cho đến tận ngày nay chúng ta cũng còn có quá ít dữ liệu biết về hiện trạng mực nước ngầm toàn cầu. Hiện nay, với một số dữ liệu vệ tinh đã chỉ ra có những suy giảm nguồn nước ngầm trên toàn cầu. Theo đó, có khoảng 21-37 tầng chứa nước lớn đã đang bị khai thác quá mức so với khả năng tái bổ sung tự nhiên của nó.

Hai là, sông băng cũng được coi như những tài khoản tiết kiệm nước trong ngân hàng của nước trên địa cầu sẽ nhanh chóng bị mất đi khi nhiệt độ tăng. Hàng trăm triệu người ở Nam Mỹ và Châu Á sống phụ thuộc vào nguồn nước sẽ bị ảnh hưởng khi băng tan. Một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra hiện tượng băng tan hiện nay với tốc độ không thể dự đoán được. Nghiên cứu công bố cho biết, khối lượng băng tan sẽ là khoảng 70-99%  vào  năm 2100. Khi các tảng băng tan hết, nguồn nước sạch sẽ giảm từ từ và càng ngày càng thất thường và dần dần sẽ trở thành một mối đe doạ lớn nhất cho an ninh lương thực toàn cầu.

Ba là, nông nghiệp là ngành sử dụng nước xanh da trời nhiều nhất (dùng khoảng 70% cho tưới tiêu) nhưng thực tế chỉ giúp ích sản xuất ra được 34% sản lượng lương thực, điều này có nghĩa là 66% lương thực được sản xuất từ nguồn nước “xanh lá cây”. Sản xuất lương thực sẽ tăng gấp đôi vào năm 2050 để đáp ứng nhu cầu của việc dân số tăng vào thời điểm đó, và việc này sẽ không khả thi khi mà nguồn nước “xanh da trời” bị khan hiếm và bị suy thoái. Điều này có nghĩa là khi tăng sản xuất lương thực sẽ cần phải có nguồn nước màu “xanh lá cây” nhiều hơn bằng cách quản lý lượng nước mưa, tăng cường tích lũy nước trong đất.

Bốn là, theo thống kê, hiện có khoảng 2.5 tỉ người thiếu nước sạch và khoảng  840.000 người chết mỗi năm do không được tiếp cận với nguồn nước an toàn. Thống kê cũng cho thấy, gần 80% các bệnh tật ở các nước đang phát triển có liên quan đến nguồn nước. Chính vì vậy, mục tiêu thiên niên kỷ về nước sạch và vệ sinh môi trường phụ thuộc hoàn toàn vào các nguồn nước “xanh da trời”.

Năm là, ở các nước đang phát triển, 70% chất thải công nghiệp được thải ra môi trường là chưa qua xử lý và  đã ngấm vào nước xanh da trời. Ngoài ra, tại các quốc gia, tiêu chuẩn chất lượng nước phải theo kịp với các mối đe dọa mới và đang nổi lên như những hậu quả dai dẳng về môi trường như dược phẩm, nhựa và các hợp chất hữu cơ trong nước.

Sáu là, quy mô của nạn phá rừng và mở rộng nông nghiệp là rất lớn. Hiện nay, ngày càng có nhiều bằng chứng chứng minh, phá rừng có thể làm nặng thêm hạn hán ở nhiều nơi. Thảm thực vật trên khắp hành tinh hiện nay cung cấp khoảng 20% ​​lượng mưa hàng năm trên đất, ở một số nơi cao hơn khoảng 3-4 lần. Vậy, ngăn chặn nạn phá rừng có thể là cách thức đảm bảo lượng mưa tại các thành phố và khu vực nông nghiệp.

Sáu vấn đề vô hình trên đây làm nổi bật tính cấp bách của suy nghĩ về những mục tiêu toàn cầu một cách có hệ thống và tương tác lẫn nhau. Để đối phó với những thách thức này đòi hỏi phải quản lý tốt hơn các nguồn nước xanh lá cây, sử dụng bền vững nguồn nước ngầm, quản lý bền vững nhu cầu  nước công nghiệp, bảo vệ hệ sinh thái và tiêu dùng có trách nhiệm.

Theo cục Quản lý tài nguyên nước

Tin Liên Quan